Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

Ban Tôn giáo

NoiDung

​​BAN TÔN GIÁO

A. VỊ TRÍ

1. Ban Tôn giáo là cơ quan trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; trong những trường hợp cần thiết, Trưởng ban Ban Tôn giáo được báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời báo cáo với Giám đốc Sở Nội vụ.

3. Ban Tôn giáo là tổ chức tương đương chi cục, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, phương tiện, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao; có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ.

Trụ sở làm việc của Ban Tôn giáo đặt tại số 17, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Ban Tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tôn giáo và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Giám đốc Sở Nội vụ để trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án quan trọng về tín ngưỡng, tôn giáo.

b) Kế hoạch, Chỉ thị về tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Trình Giám đốc Sở Nội vụ xem xét, quyết định:

a) Kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm phát triển ngành tôn giáo và các đề án, dự án về tôn giáo.

b) Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội hoạt động trên địa bàn tỉnh Đổng Nai trong việc thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

c) Hướng dẫn Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi người, quyền sinh hoạt tôn giáo thuần túy theo đúng pháp luật; đảm bảo sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách nhà nước.

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.

đ) Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Ủy quyền Ban Tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhân sỹ các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh.

b) Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo đối với đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.

c) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.

đ) Là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

e) Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

4. Tham gia quản lý các khu di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu vào công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ.

6. Đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với công chức, nhân viên làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo.

7. Thực hiện công tác cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỹ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ.

9. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất với Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.

10. Thực hiện trách nhiệm giải trình trong việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ phân công và theo quy định của pháp luật.

C. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Ban Tôn giáo có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

a) Phòng Tổ chức - Hành chính.

b) Phòng Kitô giáo.

c) Phòng Phật giáo và các tôn giáo khác.

2. Phòng thuộc Ban Tôn giáo có Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và các công chức, nhân viên thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Riêng đối với Phòng Tổ chức - Hành chính thuộc Ban Tôn giáo có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng (01 Phó Trưởng phòng phụ trách công tác pháp chế) và các công chức, nhân viên thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Trưởng ban Ban Tôn giáo quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Tôn giáo sau khi có ý kiến hiệp y của Giám đốc Sở Nội vụ.

4. Ban Tôn giáo có Trưởng ban và không quá 02 Phó Trưởng ban.

5. Trưởng ban Ban Tôn giáo là người đứng đầu Ban Tôn giáo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Ban Tôn giáo.

6. Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban Tôn giáo.

7. Giám đốc Sở Nội vụ quyết định việc bổ nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Nội vụ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành, theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

8. Trưởng ban Ban Tôn giáo ban hành Quy định chế độ làm việc của Ban; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn thuộc Ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Ban theo quy định của pháp luật và phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ.​

Attachments

Created at 8/24/2016 3:39 PM by DONGNAI\trangmt
Last modified at 11/3/2016 9:25 AM by dongnai\hieptv